Ai được phép thực hiện quy trình bảo trì PCCC

quy trình bảo trì pccc

Thực hiện quy trình bảo trì PCCC là nhiệm vụ rất quan trọng. Việc này đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn và kiến thức chung để có thể làm tốt nhiệm vụ. Vậy ai sẽ là người thực hiện quy trình bảo trì PCCC, cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Quy định khi thực hiện quy trình bảo trì PCCC

Cá nhân tham gia vào công tác bảo trì hệ thống PCCC phải có trình độ chuyên môn. Được đào tạo chuyên ngành về PCCC hoặc các lĩnh vực liên quan như điện, điện tử, kỹ thuật cơ khí.

Đồng thời, các tổ chức, đơn vị ký hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC cần có ngành nghề kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn như thi công, lắp đặt hoặc kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC.

Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC cần phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh các dịch vụ PCCC theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020, hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

quy trình bảo trì pccc

2. Các điều khoản liên quan khi thực hiện quy trình bảo trì PCCC

Theo quy định tại khoản 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà ở và công trình, việc trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng được quy định như sau:

“4.8 Việc kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện bởi các tổ chức chuyên môn. Hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Những người thực hiện công việc này cần phải được đào tạo. Họ phải có trình độ chuyên môn phù hợp.”

Do đó, không chỉ cần tổ chức chuyên môn mà ngay cả nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Đồng thời, theo Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BCA về quản lý, bảo quản và bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành, có quy định:

“Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ phải được thực hiện hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Việc này thực hiện tại nơi quản lý các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Và thực hiện tại các cơ sở bảo dưỡng, theo đúng quy định của nhà sản xuất. Người thực hiện là các thợ máy, kỹ thuật viên đã được đào tạo thực hiện.”

Theo quy định này, đơn vị vẫn có thể tự thực hiện việc bảo dưỡng. Những người thực hiện cần phải được đào tạo và có chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra và bảo dưỡng. Đồng thời phải tuân thủ các quy định của nhà sản xuất. 

quy trình bảo trì pccc

3. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy được quy định theo khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

  • Kiến thức về pháp luật và quy định liên quan đến phòng cháy chữa cháy, phù hợp với từng đối tượng tham gia.
  • Phương pháp tuyên truyền và xây dựng phong trào cộng đồng tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Biện pháp phòng ngừa cháy nổ, cùng các chiến thuật và kỹ thuật chữa cháy hiệu quả.
  • Phương pháp xây dựng và thực hành các phương án chữa cháy.
  • Cách bảo quản và sử dụng đúng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
  • Quy trình kiểm tra an toàn liên quan đến phòng cháy chữa cháy.

quy trình bảo trì pccc

4. Liên hệ tư vấn bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC

Quý khách hàng và bạn đọc quan tâm đến dịch vụ bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Quý khách có nhu cầu tư vấn, khảo sát và báo giá dịch vụ bảo trì/bảo dưỡng trọn gói, xin vui lòng liên hệ với Công Ty Ngày Đêm. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý vị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ι     >> Xem thêm:

Báo Giá Bảo Trì Hệ Thống PCCC: Tìm Hiểu Chi Phí và Quy Trình

Bảo Trì PCCC Định Kỳ: Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Cơ Sở

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*