
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn chưa chú trọng đến công tác bảo trì PCCC định kỳ, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Việc không tuân thủ quy định về bảo trì hệ thống PCCC không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an toàn chung của cộng đồng
1. Căn cứ pháp lý về xử phạt vi phạm PCCC
Các mức xử phạt hành chính đối với hành vi không bảo trì được quy định trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài ra, một số điều khoản trong Luật Phòng cháy và Chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) cũng quy định trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức trong việc duy trì hệ thống PCCC.
2. Mức xử phạt đối với đơn vị không bảo trì PCCC
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc xử phạt như sau:

2.1. Đối với vi phạm không bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo trì phương tiện PCCC theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không bảo trì định kỳ tại các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao như nhà xưởng, kho hàng, tòa nhà cao tầng.
2.2. Đối với vi phạm không duy trì hệ thống PCCC trong tình trạng hoạt động
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu không duy trì hệ thống báo cháy, chữa cháy ở tình trạng hoạt động tốt.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nếu hệ thống PCCC bị hư hỏng mà không được sửa chữa kịp thời.
2.3. Đối với vi phạm làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống PCCC
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Nếu cố tình làm sai lệch công năng, vô hiệu hóa hệ thống PCCC.
Đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng đối với cơ sở có hành vi không khắc phục vi phạm sau khi đã bị xử phạt hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Bên cạnh việc nộp phạt hành chính, đơn vị vi phạm có thể phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc thực hiện bảo trì PCCC, sửa chữa hệ thống PCCC theo quy định.
- Nếu vi phạm nghiêm trọng, có thể bị đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục xong.
- Trường hợp gây ra hậu quả như cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Giải pháp để tuân thủ quy định về bảo trì PCCC
Để tránh vi phạm và bị xử phạt, các đơn vị cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện bảo trì định kỳ:
Theo quy định, hệ thống PCCC cần được kiểm tra và bảo trì ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Hợp tác với đơn vị chuyên nghiệp:
Để đảm bảo hệ thống PCCC hoạt động tốt, nên thuê các đơn vị chuyên môn có giấy phép và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Huấn luyện nhân sự về PCCC:
Nhân viên tại cơ sở cần được đào tạo về cách sử dụng hệ thống PCCC và xử lý tình huống khẩn cấp.
- Lưu trữ hồ sơ đầy đủ:
Hồ sơ kiểm tra, bảo trì cần được lưu trữ đầy đủ để xuất trình khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.
>>> Xem ngay: Các quy định về pháp luật khi tiến hành thực hiện bảo trì PCCC
Để lại một phản hồi