Hệ thống PCCC là hệ thống kiểm soát, phòng cháy & chữa cháy dành cho công trình thuộc diện cần đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Một câu hỏi thường được Quý khách hàng đặt ra là hệ thống PCCC có cần bảo trì bảo dưỡng hay không? Hiện tại có quy định về lắp đặt hệ thống PCCC!
Vậy hệ thống PCCC có cần bảo trì hay không? Và nếu cần bảo trì thì quy định này nằm ở mục quy định nào? Bảo trì PCCC Ngày Đêm sẽ giải thích chi tiết ngay dưới đây!
Quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC
Sau khi lắp đặt hệ thống PCCC (hệ thống PCCC là gọi chung bao gồm hệ thống báo cháy + hệ thống chữa cháy), tùy vào từng hạng mục công trình thì phải lắp đặt hệ thống báo cháy hoặc cả báo cháy và chữa cháy.
Những hạng mục công trình với mức nguy hiểm cháy nổ thấp thì thường chỉ phải lắp đặt hệ thống báo cháy, những hạng mục công trình phải lắp đặt hệ thống chữa cháy đồng nghĩa phải trang bị đi kèm hệ thống báo cháy.
Quý khách hàng quan tâm về quy định lắp đặt hệ thống PCCC, truy cập tại bài viết này để tìm hiểu trước: Quy định bảo trì hệ thống PCCC
Quy định chung về bảo trì hệ thống PCCC
Về quy định bảo trì hệ thống PCCC chung, được chia làm 2 phần bao gồm:
- Quy định bảo trì hệ thống báo cháy
- Quy định bảo trì hệ thống chữa cháy
* Những năm trước đây, các nội dung liên quan đến quản lý, bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC được quy định tại: Thông tư 52/2014/TT-BCA ; TCVN 3890:2009 ; TCVN 5738:2020.
* Tuy nhiên từ 2021, sau khi phát hành Thông tư 17/2021/TT-BCA thì tất cả nội dung liên quan đến bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC được tổng hợp tại thông tư 17/2021/TT-BCA, tìm hiểu thêm về thông tư này tại đây .
I. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy
1. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, module các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, module các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2021 và TCVN 3890:2023.
II. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt
1. Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt:
- Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
- Ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
- Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
2. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 7161-1:2022, TCVN 7336:2021, TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
3. Quy định bảo trì hệ thống đèn thoát nạn, đèn sự cố
Thông tư 17/2021/TT-BCA » Chương III » PHỤ LỤC VII » III
1. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Đèn chỉ dẫn thoát nạn (đèn thoát hiểm exit), đèn chiếu sáng sự cố (đèn mắt ếch) sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2023 và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu bạn đang có nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC thì hãy liên hệ Ngày Đêm nhé. Hy vọng thông tin trên giúp bạn có thêm sự hiểu biết về quy định PCCC.
Để lại một phản hồi