Bảo trì pccc là việc vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Hệ thống pccc quan trọng đến vậy nên cũng đòi hỏi người bảo trì nó phải có kiến thức chuyên sâu. Từ đó hệ thống được bảo trì pccc mới được yên tâm vận hành tốt bất cứ lúc nào.
1. Đào tạo nhân viên thực hiện bảo trì pccc
Đào tạo nhân viên bảo trì hệ thống PCCC có vai trò rất quan trọng trong. Đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống. Qua quá trình đào tạo, nhân viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nhận viên có thể xử lý các tình huống khẩn cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Họ sẽ nắm vững cách sử dụng thiết bị PCCC một cách an toàn. Từ việc kích hoạt báo cháy cho đến cách vận hành máy bơm chữa cháy.
Bên cạnh đó, nhân viên bảo trì cũng đóng góp vào việc duy trì và nâng cao hiệu suất của hệ thống thông qua các biện pháp bảo dưỡng định kỳ. Nhờ đó, họ có thể phát hiện và khắc phục sớm những vấn đề tiềm ẩn. Giúp hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động ổn định và đáng tin cậy trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, nhân viên bảo trì cũng có nhiệm vụ cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho các nhân viên khác về cách bảo vệ và duy trì hệ thống PCCC. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho tất cả mọi người.
2. Người thuộc diện đào tạo về pccc
2.1. Đối tượng cần huấn luyện và cấp chứng nhận nghiệp vụ PCCC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Người giữ chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên của đội dân phòng bên cạnh đó là đội phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
c) Thành viên của đội pccc thuộc chuyên ngành.
d) Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện và nhân viên làm việc trên các phương tiện giao thông cơ giới chở khách trên 29 chỗ ngồi và chở hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
e) Người có nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
g) Thành viên đội và đơn vị phòng cháy chữa cháy rừng.
2.2. Đối tượng cần huấn luyện và cấp chứng nhận nghiệp vụ CNCH
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP bao gồm:
a) Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc chuyên ngành.
b) Lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở;
c) Các lực lượng khác khi có nhu cầu.
2.3. Đối tượng cần huấn luyện và cấp chứng nhận cho cả nghiệp vụ PCCC và CNCH
Tương tự như đối tượng cần huấn luyện và cấp chứng nhận cho nghiệp vụ CNCH.
3. Thời gian đào tạo về pccc
3.1. Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
a) Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Thời gian huấn luyện lại để cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi chứng nhận này hết hiệu lực là tối thiểu 16 giờ cho các đối tượng tại các điểm a, b, d, đ, e, g và 32 giờ cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
3.2. Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH
a) Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp chứng nhận lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
b) Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng lại để được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
3.3. Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH
a) Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp chứng nhận lần đầu từ 48 giờ đến 72 giờ đối với các đối tượng tại các điểm a, b, d, đ, e, g, và từ 64 đến 96 giờ cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Thời gian huấn luyện lại để cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH sau khi chứng nhận này hết hiệu lực là tối thiểu 48 giờ cho các đối tượng tại các điểm a, b, d, đ, e, g và 64 giờ cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Ι >> Xem thêm:
Để lại một phản hồi